Tìm hiểu mở trường mầm non tư thục từ A đến Z

Mở trường mầm non

Kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục chắc hẳn là thông tin hữu ích với những ai có ý định kinh doanh lĩnh vực giáo dục. Mở trường mầm non có nhiều hình thức, giải pháp khác nhau, xong tất cả đều thực hiện theo hướng dẫn chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Kinh nghiệm mở trường mầm non cho thấy: có rất nhiều công việc và thủ tục hành chính cần giải quyết trước khi trường mầm non chính thức thành lập. Dù bạn có ý định mở trường mầm non tư thục hay song ngữ Quốc tế, thì vẫn phải thực hiện theo chỉ đạo chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều này đồng nghĩa với việc: tất cả trường mầm non hoạt động trong nước đều chịu sự quản lý trực tiếp hoặc gián tiếp từ phía các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước.

Kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục nhấn mạnh 5 công việc phải làm đối với đại diện nhà trường, bao gồm:

(1) Xin cấp Quyết định thành lập trường mầm non và giấy phép hoạt động chính thức.

(2) Sử dụng cơ sở vật chất, mặt bằng mở trường mầm non.

(3) Công tác quản lý đội ngũ giáo viên, học sinh là trẻ em lứa tuổi mầm non.

(4) Chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ em.

(5) Tổ chức hoạt động Marketing, xây dựng thương hiệu cho trường mầm non.

Xin cấp Quyết định thành lập trường mầm non và giấy phép hoạt động

Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ thành lập trường mầm non

Bất kỳ trường mầm non nào muốn thành lập và đi vào hoạt động chính thức cũng phải trải qua 2 giai đoạn hoàn thiện thủ tục pháp lý: Một là đề nghị cấp Quyết định mở trường mầm non của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Hai là xin cấp giấy phép hoạt động của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo.

Để thực hiện 2 thủ tục pháp lý này, đại diện trường mầm non phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ theo quy định rồi gửi lên Ủy ban nhân dân cấp huyện. Sau khi có Quyết định thành lập thành trường mầm non của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, nhà trường tiếp tục gửi tiếp 01 bộ hồ sơ (có kèm theo Quyết định trên) đến Phòng Giáo dục và Đào tạo để xin cấp giấy phép hoạt động.

Đại diện nhà trường có thể gọi điện thoại trực tiếp đến Phòng Giáo dục và Đào tạo, hỏi về quy trình hoàn thiện thủ tục pháp lý liên quan đến mở trường mầm non. Nhân viên của Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ hướng dẫn chi tiết cách thức triển khai công việc sao cho nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Hồ sơ giấy tờ cần thiết cho việc xin cấp Quyết định thành lập trường mầm non tư thục bao gồm:

(1) Tờ trình đề nghị thành lập trường mầm non tư thục.

(2) Đề án xây dựng, thành lập trường mầm non tư thục.

(3) Giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sử dụng đất đai (mặt bằng) để mở trường mầm non.

(4) Văn bản thuyết minh về tính hợp pháp của nguồn vốn huy động, cách thức sử dụng nguồn vốn cho các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ em của nhà trường, tiềm lực tài chính đảm bảo cho sự phát triển của trường mầm non ít nhất trong 3 năm đầu tiên.

(5) Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của trường mầm non; Quy định lề lối làm việc của nhân viên, cơ chế tổ chức hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ, cách thức quản lý trong trường.

(6) Đề xuất dự án quy hoạch mặt bằng (đất đai) để làm địa điểm mở trường mầm non tư thục. Bản vẽ thiết kế xây dựng (cải tạo lại) công trình trường mầm non; cách thức sắp xếp – bố trí – sử dụng không gian trong trường, đảm bảo phục vụ tốt cho quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ em.

(7) Hồ sơ đội ngũ nhân sự làm việc cho trường mầm non, ghi rõ chức danh, vị trí làm việc, trình độ chuyên môn (văn bằng, chứng chỉ có liên quan), kinh nghiệm làm việc, tình trạng sức khỏe, năng lực của bản thân (nếu có).

(8) Đối với hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, cần chuẩn bị thêm Quyết định thành lập trường mầm non của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Sau đó gửi kèm 7 loại giấy tờ trên trong bộ hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động.

Trình tự giải quyết công việc

Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ phía đại diện trường mầm non, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Phòng Giáo dục & Đào tạo sẽ tiến hành quy trình rà soát – kiểm tra – đánh năng hồ sơ năng lực của nhà trường, nhằm thẩm định yếu tố phù hợp với quy định mở trường mầm non của Nhà nước, chủ yếu căn cứ vào Luật Giáo dục hiện hành và văn bản hướng dẫn hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Sau quá trình thẩm định, nếu xét thấy trường mầm non có đầy đủ yếu tố, năng lực về tiềm lực tài chính, cơ sở vật chất, đội ngũ nhân sự, cách thức quản lý để mở trường và thực hiện đúng quy định của ngành Giáo dục,… thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ ra Quyết định thành lập trường mầm non, và Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo cấp phép hoạt động chính thức (nếu đại diện nhà trường có yêu cầu).

Sau 2 năm kể từ ngày có Quyết định thành lập trường mầm non tư thục, nếu Nhà trường không đề nghị cấp phép hoạt động chính thức từ phía Phòng Giáo dục & Đào tạo, thì Quyết định mở trường mầm non kể như còn hiệu lực. Thời gian giải quyết thủ tục cấp Quyết định thành lập trường mầm non tư thục diễn ra trong khoảng 15-20 ngày, tính từ ngày Ủy ban nhân dân huyện tiếp nhận hồ sơ. Thời gian cấp giấy phép hoạt động cho trường mầm non khoảng 15 ngày, tính từ ngày Phòng Giáo dục và Đào tạo nhận được hồ sơ của nhà trường.

Điều kiện địa điểm, cơ sở vật chất của trường mầm non

Lựa chọn địa điểm mở trường mầm non

Kinh nghiệm mở trường mầm non cho thấy: lựa chọn địa điểm mở trường luôn là vấn đề phức tạp, bởi nó liên quan trực tiếp đến yếu tố tài chính, định hướng giáo dục, cách thức triển khai hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ, cũng như mục tiêu kinh doanh của người đứng đầu,… Địa điểm mở trường mầm non nhất thiết phải tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả đối tượng liên quan đến nhà trường bao gồm: học sinh, phụ huynh, giáo viên, dân cư xung quanh, các tổ chức xã hội,…

Địa điểm mở trường mầm non có thể là mặt sàn chung cư, mặt phố lớn, hoặc tọa lạc trong khu sinh sống của dân cư, tùy điều kiện của mỗi trường. Địa điểm mở trường tư thục được coi là lý tưởng khi nó hội đủ các yếu tố sau:

(1) Khoảng cách từ trường học đến nơi sinh sống của trẻ không quá xa (1.2km đối với khu vực trung du miền núi, 0.8km đối với khu vực đồng bằng).

(2) đạt diện tích tối thiểu theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

(3) sở hữu không gian thoáng mát, sạch sẽ, giao thông thuận tiện.

(4) phù hợp với quy hoạch tổng thể của địa phương.

(5) có giấy tờ pháp lý chứng minh quyền sử dụng địa điểm mở trường mầm non ít nhất 5 năm (có thể là thuê mướn đất đai hoặc mua bất động sản hợp pháp).

Đầu tư cơ sở vật chất cho trường mầm non

Trường mầm non tư thục cần trang bị đầy đủ cơ sở vật chất đảm bảo cho quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ diễn ra thuận lợi. Tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi trường, cũng như cách thức tổ chức hoạt động giáo dục, mà trường mầm non đầu tư cơ sở vật chất theo các hướng khác nhau. Thông thường, các trường mầm non Song ngữ (có yếu tố nước ngoài) đầu tư nhiều kinh phí cho việc mua sắm trang thiết bị vật tư, hướng đến mô hình trường mầm non khang trang, hiện đại, thuộc đẳng cấp Quốc tế.

Cơ sở vật chất trường mầm non
Cơ sở vật chất trường mầm non

Các trường mầm non tư thục trong nước (không có yếu tố nước ngoài) chỉ đáp ứng cơ sở vật chất ở mức bình thường, nhưng vẫn phục vụ tốt cho quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ em. Bộ Giáo dục & Đào tạo không ràng buộc tất cả trường mầm non phải đầu tư cơ sở vật chất giống nhau, nhưng quy định chung những điều kiện tối thiểu để nhà trường có thể triển khai tốt công tác giáo dục mầm non.

Ví dụ như: Thiết kế trường mầm non cần phân chia rõ ràng khu vực sinh hoạt – học tập của trẻ em với khu vực phục vụ của nhà trường (nấu bếp, bãi để xe, phòng ban hành chính,…). Đảm bảo diện tích tối thiểu của phòng sinh hoạt chung 1.5m2/trẻ, phòng ngủ 1.2m2/trẻ, phòng vệ sinh 0.4m2/trẻ. Mỗi lớp học bao gồm trẻ có cùng độ tuổi, sở hữu ít nhất 01 phòng sinh hoạt chung, 01 phòng ngủ và 01 phòng vệ sinh riêng biệt với lớp học khác.

Trang bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học, đảm bảo cho quá trình học tập và sinh hoạt của trẻ em lứa tuổi mầm non, đồng thời hỗ trợ giáo viên hoàn thiện tốt công việc của mình. Thiết kế trường mầm non đảm bảo tính an toàn cho trẻ em mọi lúc, mọi nơi, tạo môi trường thuận lợi và phù hợp để tổ chức các hoạt động chăm sóc –  giáo dục trẻ, có tính liên hệ với môi trường bên ngoài nhằm nâng cao giá trị, hình ảnh của trường mầm non trong xã hội.

Đội ngũ nhân sự của trường mầm non

Kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục không thể bỏ qua giải pháp nhân sự của nhà trường. Bộ máy nhân sự của trường mầm non bao gồm các vị trí làm việc sau: Quản lý (Hiệu trưởng, Hiệu phó, Tổ trưởng chuyên môn, Trưởng phó các bộ phận), Giáo viên mầm non (những người trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ), nhân viên phục vụ (lễ tân, kế toán, đầu bếp, bảo vệ, …).

Nhân sự trường mầm non
Nhân sự trường mầm non

Để trường mầm non phát triển tốt không thể thiếu đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn, tâm huyết với nghề nghiệp, nỗ lực hoàn thành công việc được giao phó. Quản lý nhân sự không chỉ dừng lại khâu tuyển dụng, hay sắp xếp vị trí công việc hợp lý mà còn ở quá trình đào tạo liên tục, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp sao cho đáp ứng yêu cầu giáo dục mầm non trong thời đại mới.

Bố trí việc làm cho giáo viên mầm non cần thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục & Đào tạo, cụ thể như sau: trung bình 10-15 trẻ em lứa tuổi mẫu giáo cần ít nhất 1 giáo viên trực tiếp chăm sóc – giáo dục, 10-12 trẻ em giai đoạn 25-36 tháng tuổi cần ít nhất 01 giáo viên, 8-9 trẻ em giai đoạn 19-24 tháng tuổi cần ít nhất 01 giáo viên, 6-7 trẻ em giai đoạn 13-18 tháng tuổi cần ít nhất 01 giáo viên.

Tùy số lượng trẻ em trong mỗi lớp học, mà nhà trường sắp xếp 2-3 giáo viên/lớp. Trong đó 1 cô giáo làm nhiệm vụ giảng dạy chính, 1-2 cô giáo còn lại chịu trách nhiệm chăm sóc trẻ. Trường mầm non tư thục có ít nhất 3 nhóm trẻ ở các lứa tuổi khác nhau, nhưng vượt quá 20 nhóm trẻ trong trường. Hạn chế tình trạng quá tải công việc đối với giáo viên mầm non, nghĩa là một cô giáo phải chăm sóc quá nhiều trẻ cùng lúc.

Giáo viên mầm non phải là người có sức khỏe tốt, trình độ chuyên môn ít nhất từ trung cấp giáo dục mầm non trở lên, có đầy đủ năng lực và phẩm chất tốt đẹp để thực hiện công tác chăm sóc – giáo dục trẻ em. Cùng với xu thế phát triển chung của đất nước, Bộ Giáo dục & Đào tạo sẽ ngày càng nâng cao tiêu chuẩn đối với giáo viên mầm non, do đó vấn đề đặt ra với lãnh đạo nhà trường là: không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, một mặt đáp ứng quy định chung của Nhà nước, mặt khác cải thiện hiệu quả công việc thông qua quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ em tốt hơn nữa.

Chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ em của trường mầm non

Một trong những nội dung quan trọng của kinh nghiệm mở trường mầm non là thiết kế chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ em đáp ứng yêu cầu của Bộ Giáo dục & Đào tạo, đồng thời phù hợp với xu thế phát triển chung của kinh tế xã hội. Bất kỳ trường mầm non nào thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (bao gồm các trường học trong khối công lập, ngoài công lập, song ngữ, hợp tác Quốc tế,…) cũng sở hữu chương trình đào tạo và hệ thống tài liệu phục vụ cho công tác chăm sóc – giáo dục trẻ em.

Chương trình đào tạo (hay còn gọi là chương trình dạy và học) của trường mầm non được thiết kế trên nền tảng chương trình giáo dục mầm non chuẩn Nhà nước (do Bộ Giáo dục & Đào tạo xây dựng). Trường mầm non có thể bổ sung thêm các nội dung khác của phương pháp giáo dục nước ngoài, nhưng cần tuân thủ nguyên tắc:

(1) phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, cũng như nhận thức của trẻ em theo từng lứa tuổi.

(2) tạo điều kiện cho trẻ em phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

(3) đáp ứng yêu cầu, tiêu chí giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

(4) không đi ngược lại đường lối giáo dục chung của Nhà nước.

(5) có tính sáng tạo, chủ động đổi mới để phù hợp với xu thế chung của thời đại.

Thiết kế chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ em luôn là thách thức với các trường mầm non. Làm sao có được chương trình giáo dục lý tưởng nhất, vừa thực hiện đúng quy định của Nhà nước lại có tính mới trong định hướng giáo dục, tạo ra sự khác biệt và nổi bật hơn các trường mầm non khác.

Để thực hiện mục tiêu này, trường mầm non cần huy động trí tuệ tập thể, tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía các chuyên gia giáo dục mầm non, sử dụng đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn cùng kinh nghiệm làm việc tại các trường mầm non (hoặc tổ chức giáo dục mầm non trong nước và Quốc tế) hợp tác xây dựng chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ em lợi thế nhất cho nhà trường. Đây sẽ là nội dung thu hút mối quan tâm các bậc phụ huynh, với mong muốn con em được thụ hưởng nền giáo dục tốt đẹp nhất.

Phát triển thương hiệu cho trường mầm non

Cùng với xu thế phát triển chung của xã hội, các trường mầm non ngày càng chú trọng hơn cho hoạt động Marketing của mình, nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng (cụ thể là phụ huynh và trẻ em lứa tuổi mầm non). Làm sao để trường mầm non trở thành điểm đến tin cậy của các bậc phụ huynh, khiến cho họ yên tâm trao gửi con em mình suốt những năm tháng ấu thơ, ngoài việc khẳng định chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ em hằng ngày, trường mầm non cần tăng cường hoạt động PR quảng cáo nhằm đưa hình ảnh của nhà trường tới gần công chúng hơn.

Trong thời đại hội nhập thế giới, kinh doanh giáo dục đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của xã hội. Bên cạnh nhiệm vụ trọng tâm là chăm sóc – giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non, tạo điều kiện tốt nhất để trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, trường mầm non cần thực hiện sứ mệnh của mình là đóng góp, hỗ trợ và nâng cao chất lượng của nền giáo dục quốc dân. Để nhiều người biết đến trường mầm non hơn nữa, lãnh đạo nhà trường cần có chiến lược Marketing rõ ràng, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn, nhằm khẳng định thương hiệu giáo dục mầm non trong xã hội.

Một khi xây dựng thành công thương hiệu cho nhà trường, đồng thời duy trì được vị thế nhất định trong mạng lưới giáo dục địa phương hoặc cả nước, trường mầm non chắc chắn sẽ thu hút được mối quan tâm của xã hội, và có nhiều phụ huynh tin tưởng gửi con em đến học. Nhận thức đúng tầm quan trọng của hoạt động Marketing giúp trường mầm non tiếp cận khách hàng khách hàng dễ dàng hơn, rút ngắn con đường chinh phục tình cảm của phụ huynh và học sinh, hoàn thành đồng thời mục tiêu giáo dục và kinh doanh của người đứng đầu.

Trên đây là kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục từ A đến Z, phù hợp với Quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu giáo dục mầm non trong thời đại mới. Sẽ có rất nhiều điều phải bàn đến khi thành lập trường mầm non tư thục, nhưng điều quan trọng nhất vẫn đảm bảo chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ em, trên cơ sở thực hiện đúng quy định của Nhà trường trong lĩnh vực đặc thù Giáo dục mầm non.

Xem thêm:

IDN Poker