Những năm gần đây, sự cạnh tranh về chất lượng giữa các trường mầm non tư thục trên toàn quốc đang trở nên rất sôi động. Những khu dân cư đô thị mới, gia tăng cơ học về dân số.. làm số lượng trường mầm non tư thục “mọc ra như nấm sau cơn mưa rào ”nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Những thách thức và khó khăn trong công tác quản lý của trường mầm non nói chung cũng như các giải pháp tháo gỡ những khó khăn cho các trường mẫu giáo tư thục phát triển và đứng vững là vấn đề quan tâm số một của các chủ trường.
Quản lý trường mầm non là gì? Mục đích của quản lý trường mầm non
Quản lý mầm non là công tác quản lý, điều hành và điều chỉnh các hoạt động của nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả vận hành. Công việc này bao gồm ứng phó, xử lý các tình huống xảy ra trong trường.
Công việc quản lý mầm non là công việc khá vất vả. Với các hoạt động chăm sóc, giữ gìn cùng với công tác phối hợp để phát triển giáo dục. Đòi hỏi nhà quản lý phải trang bị những kỹ năng cần thiết. Hướng đến trọng tâm giáo dục thế hệ trẻ, hoàn thiện nhân cách của trẻ. Lãnh đạo nhà trường phải là người tích cực, chủ động và có nhiều quyết tâm trong sự đổi mới. Tạo nên những công cụ sắc bén nhất để góp phần nâng cao chất lượng quản lý giáo dục.
Tuy trọng trách lớn nhưng đây là công việc rất có ý nghĩa, mang lại nhiều niềm vui. Nhà quản lý là những người tạo nên dấu ấn sâu đậm thông qua hoạt động chăm sóc, dạy dỗ.
Quản lý trường mầm non gồm những công việc gì?
Quản lý trường mầm non là tập hợp của rất nhiều hoạt động khác nhau. Theo đó nhà quản lý phải cùng lúc thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Quản lý hoạt động chung của trường mầm non
- Quản lý công tác giám sát, điều phối chuyên môn. Giám sát việc thực hiện công việc hàng ngày của các giáo viên mầm non
- Xây dựng kế hoạch phát triển trường mầm non, quảng bá hình ảnh trường, triển khai các hoạt động truyền thông, marketing trường học
- Báo cáo về tình hình hoạt động của trường mầm non cho lãnh đạo giáo dục
- Hỗ trợ, nghiên cứu soạn giảng cùng giáo viên để công tác giảng dạy đạt hiệu quả cao
- Lên kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa và dã ngoại cho học sinh
- Trao đổi cùng phụ huynh để có giải pháp chăm sóc và giáo dục trẻ hợp lý
- Quản lý mục tiêu giáo dục và chăm sóc trẻ
- Quản lý nội dung giáo dục, quản lý về nhận thức, kiến thức, kỹ năng của trẻ, kiểm định chất lượng học sinh
- Quản lý đội ngũ giáo viên, nhân viên, nâng cao chất lượng đội ngũ trong trường
- Quản lý về cơ sở vật chất trường học
- Quản lý dinh dưỡng: quản lý khẩu phần ăn, quản lý dinh dưỡng mầm non, quản lý thực phẩm thực đơn trẻ em…
- Quản lý tài chính nhà trường: quản lý học phí, quản lý công lương, quản lý thu chi nội bộ, báo cáo tài chính
- Quản lý nhân sự và tuyển dụng trong trường mầm non
- Quản lý quy chế nội bộ của trường mầm non
- Quản lý tuyển sinh phát triển số lượng học sinh
- Quản lý hoạt động thi đua, khen thưởng của giáo viên, học sinh…
Một số chia sẻ kinh nghiệm quản lý trường mầm non tư thục đạt hiệu quả
1. Xây dựng các biện pháp quản lý giáo dục cho trường mầm non
Vạch ra chiến lược và biện pháp quản lý giáo dục cho trường mầm non là tiêu chí hàng đầu. Công việc này bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau:
- Thực hiện dân chủ hóa trường học.
- Cần thường xuyên hỗ trợ sư phạm cho giáo viên.
- Công bằng khi phân công nhiệm vụ cho giáo viên.
- Xây dựng mối đoàn kết nội bộ.
- Tạo ra thi đua ngầm trong đội ngũ, khích lệ giáo viên thường có ý kiến bất đồng về phương pháp dạy học.
- Quan tâm đến đời sống gia đình, sinh hoạt của giáo viên .
- Quan tâm đến vấn đề chấm chữa bài, đánh giá xếp loại học sinh của giáo viên
- Kiểm tra giáo viên qua sản phẩm của học sinh
- Thành lập tổ chuyên viên thường xuyên mở các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học
- Mở các đợt sinh hoạt nâng cao nhận thức hiểu biết cho giáo viên.
2. Xây dựng và đảm bảo chất lượng giáo dục mầm non toàn diện
Chất lượng giáo dục luôn đi đôi với uy tín của thương hiệu. Nhà quản lý trường mầm non cần đảm bảo được chất lượng giáo dục toàn diện.
- Chú trọng giáo dục đạo đức cho giáo viên và học sinh
- Tạo mọi điều kiện, cơ hội và giúp đỡ để giáo viên tích cực đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả
- Duy trì, phát triển và quản lý tốt lớp học 2 buổi /ngày và bán trú
- Tích cực tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho học sinh. Tạo ra những sân chơi lành mạnh bổ ích và lý thú, thu hút sự hứng thú đến trường cho các em học sinh
3. Quản lý trường mầm non – Xây dựng mối quan hệ thân thiện trong và ngoài nhà trường
- Mối quan hệ với các cấp lãnh đạo
- Mối quan hệ với các cấp chính quyền địa phương
- Mối quan hệ với các ban ngành đoàn thể trong nhà trường và địa phương
- Mối quan hệ giữa nhà trường và phụ huynh, giữa hiệu trưởng với giáo viên, giữa thầy với thầy ,thầy với trò ,trò với trò…
4. Quản lý trường mầm non: Quản lý tốt đội ngũ giáo viên, học sinh
Quản lý tốt đội ngũ giáo viên, học sinh là việc làm luôn cần được chú trọng. Đội ngũ giáo viên mần non đóng vai trò quan trọng để duy trì, phát triển lâu dài của trường. Ngoài tuyển dụng những giáo viên có tâm huyết với nghề. Nhà quản lý còn phải lựa chọn ra những giáo viên có năng khiếu, khả năng truyền đạt tốt đến trẻ. Thổi vào hồn các bé năng khiếu hát, múa, đọc truyện, vẽ tranh…thú vị. Đặc biệt không thể thiếu tình yêu thương, tôn trọng trẻ em.
Bên cạnh đó cần bố trí số lượng giáo viên cân đối với số trẻ. Tránh được tình trạng không để một giáo viên phải trông quá nhiều trẻ. Gây ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của các cô. Đảm bảo cho quá trình học tập được diễn ra tốt nhất, đạt chất lượng cao nhất. Cũng tránh bố trí lớp ít trẻ có nhiều giáo viên gây lãng phí nguồn lực.
5. Quản lý trường mầm non: Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục
- Xây dựng phong trào học tập trong toàn xã hội
- Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh thuận lợi cho việc giáo dục trẻ
- Xây dựng môi trường nhà trường
- Xây dựng môi trường gia đình
- Xây dựng môi trường xã hội tích cực
- Đa dạng các hình thức học tập
- Đa dạng hóa các nguồn lực dành cho giáo dục
6. Ứng dụng phần mềm quản lý mầm non chất lượng giúp nâng cao hiệu quả công việc của nhà trường
Với sự phát triển của khoa học công nghệ thì việc ứng dụng phần mềm quản lý trường mầm non là sự lựa chọn hàng đầu cho sự phát triển chuyên nghiệp của nhà trường. Sự ra đời của các ứng dụng công nghể trong giáo dục sẽ giúp cho nhà quản lý gỡ rối cả về mặt thời gian lẫn công sức. Tất cả các giải pháp quản lý mầm non cùng tích hợp ngay trên một hệ thống.
Với tính năng thông minh và tiện ích tuyệt vời, phần mềm mang đến giải pháp toàn diện. Hỗ trợ giải quyết những bất cập trong công tác quản lý truyền thống. Liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận trong nhà trường một cách đồng bộ nhất.
Tiện ích lớn nhất của hệ thống phần mềm quản lý đào tạo mầm non đó là giúp theo dõi mọi hoạt động của trường mầm non dễ dàng. Từ quản lý giáo viên, học sinh cho đến các bộ phận khác nhau trong nhà trường. Giúp cho các bộ phận hoạt động có hiệu quả, quản lý tài chính cũng được thống kê đầy đủ. Đảm bảo hạn chế tối đa những sai sót trong quá trình tính toán, nhập liệu. Nhà quản lý có thể quản lý mọi lúc, mọi nơi ngay trên chiếc điện thoại thông minh. Không cần có mặt ở trường nhưng vẫn kiểm soát toàn diện mọi hoạt động trong trường học.
Kết luận
Có thể nói, công tác quản lý trường mầm non chưa bao giờ là dễ dàng. Tuy nhiên với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông minh ngày nay. Mọi khó khăn khi giải quyết bằng cách thủ công sẽ được giải quyết một cách triệt để. Hy vọng với những kinh nghiệm quản lý trường mầm non hữu ích được OneKids Việt Nam chia sẻ trên đây. Mong rằng các nhà quản lý đã có được sự cái nhìn toàn diện nhất. Áp dụng các phương pháp vào công tác quản lý một cách hiệu quả. Nâng cao chất lượng trường mầm non cũng như uy tín thương hiệu đã được gây dựng.