Quản lý trường mầm non là công việc đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và chuyên môn. Vậy quản lý trường mầm non gồm những công việc gì? cần những kỹ năng gì? có khó hay không? Là những thắc mắc chung của một số người khi quản lý ngôi trường mầm non. Hãy cùng Phần mềm quản lý mầm non OneKids tìm hiểu các công việc của quản lý trường mầm non qua bài viết này nhé.
Nhiệm vụ hàng ngày của quản lý mầm non
Chỉ đạo hoạt động, quản lý giáo viên và nhân viên. Chịu trách nhiệm trước Nhà trường. Sáng có mặt trước 7h00 với các đầu mục công việc như:
1. Kiểm tra theo dõi nhân viên bảo vệ sắp xếp xe đảm bảo đúng quy định và khoa học
2. Kiểm tra nhân sự. Ghi chép sổ theo dõi
3. Kiểm tra lịch trực trong ngày của giáo viên. Kiểm tra vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp 5. học. Nhắc nhở nếu chưa đạt yêu cầu ( giáo viên+ Tạp vụ)
4. Truyền cảm hứng cho giáo viên để có một ngày làm việc hiệu quả
5. Kiểm tra sổ giao nhận thực phẩm
6. Bao quát, hướng dẫn và cùng với giáo viên đón trẻ. Nhắc nhở giáo viên đảm bảo thực hiện đúng quy trình đón trẻ của Nhà trườn
7. Tiếp đón trò chuyện với phụ huynh
8. Kiểm tra nhà bếp thường xuyên vào các cung giờ khác nhau, đảm bảo thực hiện đúng quy trình bếp 1 chiều và đảm bảo VSATTP
9. Bao quát hoạt động thể dục sáng , nhắc nhở giáo viên, khuyến khích trẻ tham gia hoạt động
10. Kiểm tra Mail và thông tin trên Facebook thực hiện các chỉ đạo của cấp trên
11. Xem kế hoạch làm việc trong ngày (đã lên lịch từ cuối giờ ngày hôm trước) ưu tiên giải quyết những việc cần thiết trước.
12. Giám sát các tổ chức hoạt động cho trẻ cho trẻ theo đúng chế độ sinh hoạt và thời khóa biểu
13. Kiểm tra giám sát giáo viên đảm báo thực hiện đúng giá trị cốt lõi của Nhà trường, chế độ học tập, vui chơi, ăn ngủ của trẻ
14. Làm các công việc chuyên môn, sổ sách
15. Trao đổi thường xuyên, giao việc cụ thể cho TTCM, tổ nuôi dưỡng, các khối trưởng đảm bảo các hoạt động đạt hiệu quả nhất
16. Theo dõi chấm KPI chính xác, chấm hoạt động học
17. Lên lịch hoạt động trong ngày mai
Quản lý trường mầm non hiệu quả
Công việc định kỳ với quản lý trường mầm non
1.Lên kế hoạch chương trình Nhà trường.Duyệt giáo án các cơ sở. Duyệt kế hoạch tháng
2. Lập kế hoạch các hoạt đông cấp trên giao
3. Lập kế hoạch tổ chức chuyên đề
4. Dự giờ các hoạt động của giáo viên ( báo trước và đột xuất)
5. Tổng hợp KPI giải tuần và giải tháng, báo cáo kết quả Hiệu trưởng
6. Đón tiếp phụ huynh, giải quyết các thắc mắc của phụ huynh
7. Giải quyết tất cả các tình huống xảy ra trong trường , báo cáo Hiệu trưởng
8. Điều chuyển giáo viên các lớp (nếu có giáo viên nghỉ)
9. Khi có phụ huynh xin học: Cung cấp thông tin, chương trình giáo dục, chế độ chăm sóc của nhà trường, xin thông tin của trẻ, mời phụ huynh tham quan môi trường lớp học, giới thiệu giáo viên.
Quyền hạn và mối quan hệ của nhà quản lý trường mầm non
1. Quyền hạn:
– Quản lý, điều hành, giám sát, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong toàn trường
– Phân công chức trách nhiệm vụ theo chuyên môn nghiệp vụ
– Triển khai và đánh giá công tác chuyên môn
– Đánh giá thi đua khối, lớp, cá nhân
– Kiểm tra việc thực hiện sổ sách nuôi dưỡng, sổ quản lý nhóm lớp.
– Báo cáo, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
2. Mối quan hệ
– Nhận chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của quản lý cấp trên
– Thực hiện chỉ đạo chuyên môn ngành dọc
– Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất các công việc với cơ quan cấp trên.
– Tham gia sinh hoạt nghiệp vụ với phòng GD&ĐT, học tập, trao đổi, phối hợp công tác nghiệp vụ chuyên môn với các trường mầm non trên địa bàn.
– Trao đổi thực hiện công việc với các phòng, ban liên quan
Qua đây cho chúng ta thấy việc quản lý giáo dục trường mầm non rất quan trọng trong các cơ sở giáo dục. Với mỗi một cơ sở trường mầm non lại có phương pháp giảng dạy khác nhau đòi hỏi người quản lý phải linh hoạt, sáng tạo và liên tục đổi mới các hoạt động, phương pháp giáo dục trẻ phù hợp.
Phần mềm quản lý mầm non hiệu quả số 1 Việt Nam OneKids
Với hàng loạt các đầu việc hàng ngày trong trường mầm non cần xử lý. Làm thế nào để công việc quản lý trở nên đơn giản, thuận tiện cũng như tiết kiệm được tiền bạc và thời gian? Với sự hỗ trợ của hệ thống quản lý trường học chuyên nghiệp OneKids sẽ giúp các nhà quản lý vận hành nhà trường một cách hiệu quả.
Một số chức năng của hệ thống phần mềm quản lý trường mầm non OneKids như sau:
– Quản lý nhân sự, học sinh thuận tiện và đầy đủ.
– Quản lý hoạt động nhà trường toàn diện và hiệu quả.
– Quản lý chất lượng đào tạo chuyên nghiệp và khoa học.
– Quản lý tương tác trong nhà trường cũng như với phụ huynh học sinh dễ dàng và bảo mật.
– Quản lý, chăm sóc khàng đầy đủ và nhanh chóng.
– Quản lý học phí, tính học phí, thông báo học phí đơn giản và tự động hóa.
– Quản lý và tính toán công lương nhân viên chi tiết.
– Quản lý các hoạt động thu chi nội bộ rõ ràng, minh bạch.
Hiện nay OneKids đang có chính sách trải nghiệm miễn phí phần mềm quản lý mầm non OneKids. Để nhà trường có thể sử dụng hệ thống phần mềm OneKids. Quý trường vui lòng liên hệ với OneKids Việt Nam để đăng ký và trải nghiệm phần mềm quản lý trường mầm non miễn phí của chúng tôi. Khi nhà trường được cấp tài khoản và mật khẩu trên hệ thống, bạn vui lòng truy cập vào một trong hai đường link dưới đây để tài về và cài đặt ứng dụng OneKids Plus tương ứng cho điện thoại của mình.
Hướng dẫn tải ứng dụng: Tại đây
Cài đặt OneKids Plus trên điện thoại chạy Android: Tại đây
Cài đặt OneKids Plus trên điện thoại iPhone (iOS): Tại đây
Với những thông tin mà OneKids Việt Nam chia sẻ trên hy vọng sẽ giúp ích cho cha mẹ và giáo viên mầm non trong vấn đề thắc mắc quản lý trường mầm non cần làm những gì. Hãy theo dõi OneKids thường xuyên để cập nhật những thông tin bổ ích trong công cuộc nuôi dạy trẻ nhé!