Bản mô tả công việc của giáo viên chính trong trường mầm non

Phần mềm quản lý mầm non

Giáo viên mầm non là một nghề đặc thù, thường xuyên phải tiếp xúc với trẻ nhỏ. Chính vì vậy mà họ không những phải có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng mà còn phải là một người yêu trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong công việc cao. Trẻ từ 3 – 6 tuổi là giai đoạn hình thức nhân thức, tư duy nên chính vì vậy vai trò định hướng và giảng dạy của giáo viên mầm non rất quan trọng. Để hiểu rõ hơn về công việc của giáo viên mầm non hiện nay, hãy cùng với OneKids Việt Nam đi tìm hiểu kỹ hơn qua bản mô tả công việc giáo viên mầm non tại đây nhé!

1. Thông tin chung về vị trí giáo viên mầm non

– Chức danh công việc: Giáo viên mầm non

– Người quản lý trực tiếp: Khối trưởng

– Người quản lý gián tiếp: Hiệu trưởng

2. Nhiệm vụ của giáo viên mầm non

I. Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về các công việc

– Quản lý nhóm trẻ được phân công, bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của trẻ trong thời gian trẻ ở lớp.

– Xây dựng kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ theo độ tuổi trẻ lớp mình phụ trách

– Xây dựng môi trường nhóm lớp đáp ứng thực hiện chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ

– Tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo kế hoạch giáo dục và quy chế chuyên môn

– Thực hiện hệ thống số sách quản lý nhóm lớp

– Quản lý và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhóm lớp

– Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ cho cha mẹ trẻ. Chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ.

– Tổ chức cho trẻ tham gia các sự kiện

– Nhận thực phẩm hàng ngày theo phân công

– Chuẩn bị nội dung đăng bài lên website, fanpace, Ứng dụng quản lý lớp học, ứng dụng đồng hành cùng con…

II. Các nhiệm vụ khác của giáo viên mầm non

– Tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nâng cao trình độ cá nhân

– Thực hiện các công việc khác khi Ban giám hiệu yêu cầu

– Tuân thủ quy chế chuyên môn, các quy chế, quy định, quy trình liên quan đến công việc đảm nhận và tự chịu trách nhiệm về sai sót, rủi ro do cá nhân hoặc tập thể thực hiện không đúng.

Mô tả công việc giáo viên mầm non

Mô tả công việc giáo viên mầm non

3. Quyền hạn và mối quan hệ trong hoạt động hàng ngày

I. Quyền hạn:

– Được đảm bảo các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

– Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng lương, phụ cấp và chế độ khác theo quy định của pháp luật khi được cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

– Tự đánh giá việc thực hiện các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, đánh giá trẻ trong nhóm lớp.

– Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe theo chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo, công nhân viên.

– Báo cáo, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

– Được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.

II. Mối quan hệ

– Nhận chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ từ khối trưởng, Ban giám hiệu.

– Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất các công việc được phân công theo yêu cầu của khối trưởng và Ban giám hiệu.

– Trao đổi, phối hợp công tác nghiệp vụ chuyên môn được phân công với Ban giám hiệu, khối trưởng, giáo viên, kế toán trường, các tổ chức có liên quan. Trao đổi phối hợp với phụ huynh trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

Công việc giáo viên mầm non hàng ngày

Công việc giáo viên mầm non hàng ngày

4. Gợi ý tiêu chuẩn tuyển dụng giáo viên mầm non

– Trình độ: Trung cấp sư phạm trở lên.

– Chuyên ngành: Giáo dục mầm non.

– Kinh nghiệm: Quản lý nhóm lớp, Tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.

– Kiến thức: Đặc điểm tâm, sinh lý trẻ mầm non. Quy trình chăm sóc giáo dục trẻ theo Chương trình GDMN. Kiểm soát sự cố và phương án xử lý khi sự cố xảy ra.

– Kỹ năng:

+ Kỹ năng sư phạm

+ Lập kế hoạch, thực hiện công việc, phân tích, tổng hợp.

+ Khả năng tìm hiểu nắm bắt các thông tin và giải quyết các vấn đề phát sinh trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

+ Kỹ năng giao tiếp tốt, lắng nghe tiếp thu ý kiến, khả năng thuyết trình báo cáo.

+ Khả năng làm việc và phối hợp nhóm.

+ Tính quyết đoán và khả năng làm việc độc lập.

+ Sử dụng vi tính văn phòng.

– Phẩm chất:

+ Yêu trẻ, nhiệt huyết, thẳng thắn, cẩn thận, trách nhiệm cao.

+ Say mê, chủ động và sáng tạo trong công việc.

+ Khả năng chịu áp lực cao trong công việc.

5. Chế độ báo cáo với giáo viên mầm non

I. Báo cáo trực tiếp đến

– Khối trưởng

– Ban giám hiệu

– Kế toán (khi được yêu cầu)

– Ban liên lạc Hội cha mẹ của lớp (khi được yêu cầu)

II. Các yêu cầu báo cáo

– Báo cáo chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nhóm lớp phụ trách

– Báo cáo công tác quản lý nhóm lớp

– Báo cáo các sự cố xảy ra và cách khắc phục

– Báo cáo tổng hợp sổ sách (Sổ kho, sổ quỹ, sổ giao nhận thực phẩm nếu có)

6. Các tiêu chí đánh giá công việc của giáo viên mầm non

I. Mức độ hoàn thành công việc:

– Tiến độ thực hiện: Xếp loại tốt: 100% công việc đạt tiến độ hoặc sớm hơn so với kế hoạch

– Khối lượng công việc: Xếp loại tốt: 100% công việc đạt khối lượng hoặc hơn so với kế hoạch

– Chất lượng công việc: Xếp loại tốt: Kết quả công việc đạt hoặc hơn yêu cầu đặt ra

– Sáng kiến, giải pháp mới: Xếp loại tốt: Có ít nhất 1 giải pháp hiệu quả/1 công việc

II. Thái độ làm việc

– Chấp hành nội quy, quy chế: Xếp loại tốt: Gương mẫu chấp hành, không có vi phạm

– Tinh thần, thái độ tác phong làm việc: Xếp loại tốt: Thực hiện công việc tương đối khoa học, hợp lý, tác phong nhanh nhẹn, thái độ làm việc tích cực, có trách nhiệm

– Ý  thức, trách nhiệm thực hiện văn hóa trường: Xếp loại tốt: Giúp đỡ, khuyến khích đồng nghiệp, giáo dục trẻ ý thức và hành động theo các chuẩn mực, giá trị văn hóa, giao tiếp của nhà trường

– Phối hợp thực hiện công việc: Xếp loại tốt: Tạo sự liên kết, hỗ trợ nhau có khả năng giải quyết mâu thuẫn trong tổ chức

III. Kiến thức chuyên ngành

– Xếp loại tốt: Nắm vững và vận dụng tốt các kiến thức chuyên ngành trong công tác, tích cực học tập nâng cao kiến thức

IV. Kỹ năng làm việc

– Xếp loại tốt: Kỹ năng sư phạm thuần thục, quản lý nhóm lớp nề nếp, sử dụng thiết bị CNTT thành thạo, giao tiếp tốt.

V. Sự đầy đủ, kịp thời các báo cáo

– Xếp loại tốt: Báo cáo có chất lượng tốt, đúng thời hạn quy định

Giới thiệu giải pháp công nghệ cho quản lý trường mầm non, quản lý khách hàng và marketing trường học từ OneKids Việt Nam

Nền tảng quản lý trường học, trường mầm non OneKids là một công cụ tuyệt vời dành cho các nhà trường trong vận hành và phát triển. Hàng loạt tính năng ưu việt đem lại nhiều giá trị cho nhà quản lý, giáo viên và phụ huynh học sinh.

Bên cạnh đó OneKids cũng là một công cụ chăm sóc khách hàng tiềm năng khi tuyển sinh cũng như cải thiện đáng kể khâu chăm sóc khách hàng sau bán. Các phụ huynh của bạn sẽ hài lòng hơn về ngôi trường của bạn ngay từ những lần đầu trao đổi, tiếp xúc.

Ứng dụng đồng hành cùng con trên trường OneKids
Ứng dụng đồng hành cùng con trên trường OneKids

OneKids hiện là nền tảng duy nhất trên thị trường đáp ứng các nhu cầu đa dạng của nhà trường và phụ huynh:

  • Quản lý học sinh toàn diện
  • Quản lý nhân sự, giáo viên đầy đủ nhất
  • Quản lý tài chính trường học chuyên nghiệp: quản lý học phí, quản lý công lương, thu chi nội bộ…
  • Hệ thống thông tin trường học đa kênh, đa nền tảngtư vấn tuyển sinh mầm non
  • Quản lý hoạt động đào tạo, nuôi dưỡng
  • Hệ thống chăm sóc khách hàng linh hoạt
  • OneKids Ứng dụng giúp ba mẹ đồng hành cùng con

OneKids còn rất nhiều tính năng hữu ích khác cho ngôi trường của bạn…Hãy nhanh tay truy cập link bên dưới để đăng ký và nhận thêm nhiều ưu đãi hấp dẫn.

ĐĂNG KÝ ĐỂ TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ MẦM NON ONEKIDS

    Link đăng ký với nhiều quà tặng hấp dẫn khác từ OneKids Việt Nam: https://dangky.onekids.edu.vn

    Qua chia sẻ về mô tả công việc giáo viên mầm non trong bài viết này giúp bạn hiểu rõ công việc và những thông tin cần thiết trong một tin tuyển dụng giáo viên mầm non hiện nay khi được đăng tải tuyển dụng. Hy vọng với những thông tin chia sẻ của OneKids bạn sẽ nhanh chóng xây dựng được đội ngũ giáo viên chất lượng cho ngôi trường của mình nhé.

    Xem thêm:

    IDN Poker