Làm sao để quản lý lớp học mầm non hiệu quả?

Các giáo viên luôn phải đối mặt với tình trạng hơn 20 trẻ trong một lớp. Trẻ la hét, đùa giỡn, ồn ào,… luôn là nỗi đau đầu không ngừng cho các giáo viên. Cũng vì lý do này mà các giáo viên khó hoàn thành được nhiệm vụ giảng dạy của mình. Với các giáo viên trẻ hầu hết đều rất lo lắng trước sự việc này. Phương pháp quản lý lớp học mầm non hiệu quả là mục tiêu của các giáo viên.

Tìm hiểu kỳ vọng ở trẻ mầm non

Trẻ mầm non được chăm sóc, giáo dục cùng một phương pháp như nhau nhưng mong muốn, nhu cầu và cách tiếp thu ở trẻ lại khác biệt hoàn toàn. Học qua những gì trẻ thấy, trẻ nghe, trẻ ghi nhớ được, cũng có thể là hoạt động đó trẻ không học được gì cả.

Một lớp học nghiêm túc phải có trật tự nhất định nhưng không có nghĩa là thực hiện trong im lặng. Điều đó chỉ khiến trẻ thấy không thoải mái và muốn nổi loạn. Với bất kì ai cũng vậy, trong môi trường gò bó, hoàn toàn chúng ta rất khó tiếp thu được các vấn đề xung quanh. Vì thế, hãy tìm hiểu các kỳ vọng ở trẻ để đảm bảo rằng trẻ có thể thoải mái vui chơi và học tập thực nghiêm túc.

Phương pháp quản lý lớp học mầm non hiệu quả

Quản lý trẻ tham gia hoạt động tích cực, không gây ồn ào, lộn xộn lớp học là một thách thức đối với giáo viên. Khi giáo viên bối rối và bất lực trước số trẻ trong lớp đều tràn đầy năng lượng. Phương pháp quản lý lớp học hiệu quả là mong muốn của các giáo viên.

Chia lớp học thành nhiều nhóm

Việc chia lớp học thành các nhóm từ 4 đến 5 trẻ sẽ rất thuận tiện trong quá trình kiểm soát số lượng trẻ trong lớp học. Trong cùng một nhóm, trẻ sẽ có thể hoàn thành được các nhiệm vụ hoạt động trong ngày tối ưu nhất. Mà hoạt động nhóm cũng là một kỹ năng giúp trẻ rèn luyện bản thân.

Giáo viên thực hiện chia nhóm cố định cho trẻ, giúp trẻ phát huy được năng lực bản thân, biết cách phối hợp, bù trừ cùng các bạn khác để nâng cao hiệu quả của đội nhóm.

Phương pháp xoay vòng trong quản lý lớp học mầm non

Tương tự như phương pháp chia nhóm, phương pháp xoay vòng được hiểu là sự thay đổi hoạt động các nhóm vào khung thời gian khác nhau giữa các ngày.

Sự thay đổi khung thời gian, sẽ làm đa dạng các hoạt động, trẻ cũng sẽ không bị ngán ngẩm với các hoạt động. Trẻ xác định đúng nhóm mình được phân công, tham gia hoạt động theo khung thời gian được sắp xếp sẵn.

Thiết lập phòng giảng dạy phù hợp

Lựa chọn giảng dạy theo đúng các phòng chức năng sẽ nâng cao khả năng hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên. Thể chất học tập ở phòng thể dục thể thao, học hát ở phòng âm nhạc,… Việc thay đổi các phòng ban theo hoạt động giảng dạy phải chi phí một lượng thời gian nhất định nhưng khả năng tập trung ở các hoạt động rất đáng kể.

Nếu giảng dạy ở trường mầm non chưa có phòng chức năng riêng biệt, thiết lập bàn giảng dạy là lựa chọn tối ưu nhất. Trẻ có thể tìm giáo viên ở khu vực này và có thể nắm bắt được các mong muốn kịp thời khi trẻ có nhu cầu.

Quản lý mầm non chính là một nghệ thuật của giáo dục. Không cần la hét, quát nạt hay đánh đập mà vẫn giữ được ổn định và hoàn thành tốt các nhiệm vụ của mình. Vừa rồi là các chia sẻ về phương pháp quản lý lớp học mầm non, các giáo viên có thể dựa vào gợi ý trên để tìm ra phương pháp giảng dạy riêng biệt cho mình.

ONEKIDS Phần mềm quản lý mầm non số 1 Việt Nam

☎️ Hotline: 0834.224.669 | 039.28.29.001
? Email: lienhe@onekids.edu.vn
? Website: onekids.edu.vn